Chuyển đổi số tại Việt Nam không còn chỉ là một thuật ngữ mới mẻ mà đã phát triển thành một xu hướng tất yếu, khách quan để cộng đồng doanh nghiệp đứng vững và phát triển trong bối cảnh 4.0 và đặc biệt là để phục hồi sau đại dịch COVID-19. Mặc dù Chuyển đổi số là một trong những mục tiêu được quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp ở mọi quy mô, tuy vậy không phải tất cả đều sẵn sàng tham gia vào cuộc đua này.
Thực trạng chuyển đổi số tại Việt Nam
Là một trong những quốc gia luôn tích cực nghiên cứu và áp dụng các giải pháp công nghệ số vào hoạt động kinh doanh sản xuất, Việt Nam được đánh giá sẽ sớm trở thành một “quốc gia số” hàng đầu trong khu vực. Không những thế, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành chương trình hay chiến lược về Chuyển đổi số quốc gia, đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nhận thức về chuyển đổi số song hành cùng các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Đây là điều kiện thuận lợi để Việt Nam chủ động khai thác triệt để các cơ hội mà cuộc cách mạng công nghệ mang lại và bứt phá vươn lên, thay đổi thứ hạng.
Việt Nam xếp hạng 55 về chuyển đổi số với 41 điểm trong Chỉ số Kết nối Toàn cầu của Huawei (GCI 2020)
Đặc biệt trong giai đoạn đình trệ kinh tế do COVID-19 gây ra trong 2 năm nay, nhiều doanh nghiệp đã thực sự bị “cuốn trôi” bởi sự càn quét của đại dịch, trong đó theo Tổng cục Thống kê cho biết, đã có gần 80.000 doanh nghiệp rời bỏ thị trường trong 2 năm đại dịch (đa số hoạt động theo phương thức truyền thống).
Trong bối cảnh đó, chuyển đổi số được xem như là “phao cứu sinh” , “đòn bẩy” nâng đỡ các doanh nghiệp sống sót và vượt qua khó khăn của đại dịch Covid-19.
Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam có khoảng 67.300 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ số, tăng 3.500 doanh nghiệp so với tháng 12 năm 2021. Những con số trên cũng cho thấy “mặt tích cực” từ đại dịch, đó là đóng vai trò như chất xúc tác đẩy nhanh quá trình áp dụng CNTT-KTS vào trong hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp.
Mặc dù vậy, con số thực tế các doanh nghiệp thực sự tham gia vào cuộc đua chuyển đổi số vẫn chiếm tỉ lệ rất nhỏ, chỉ 15% (khảo sát từ VINASA). Bên cạnh đó, Thống kê từ Bộ Công Thương cho thấy, hơn 90% doanh nghiệp không biết làm như thế nào để chuyển đổi số; 72% doanh nghiệp không biết bắt đầu chuyển đổi số từ đâu; 69% doanh nghiệp không biết chọn giải pháp nào, nhà cung cấp nào uy tín để hỗ trợ chuyển đổi số hiệu quả.
Như vậy có thể thấy, mặc dù là chìa khóa mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thị trường 4.0, chuyển đổi số trên thực tế vẫn luôn là một bài toán đầy thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Vì sao nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chần chừ trong cuộc đua Chuyển đổi số?
Chi phí áp dụng công nghệ – rào cản lớn nhất
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, cả nước có khoảng 800.000 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa (DN SME) chiếm trên 98%. Đối với các doanh nghiệp này, tài chính chính là rào cản lớn nhất khi thay đổi mô hình hoạt động, với thống kê cho thấy 99% DN SME gặp khó khăn về vốn, nên thường coi chuyển đổi số là “sân chơi” của những ông lớn. Ngoài ra khảo sát từ VCCI cũng cho thấy 60% DN SME cho rằng chi phí ứng dụng công nghệ cao là rào cản lớn nhất.
Tuy vậy, bài toán chi phí hoàn toàn có thể được giải quyết khi doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số có kế hoạch và diễn ra liền mạch. Bên cạnh đó, việc tìm kiếm sự đồng hành từ các đơn vị cung cấp giải pháp Chuyển đổi số cũng giúp doanh nghiệp tránh lãng phí chi phí đầu tư, thử nghiệm và triển khai.
Không có chiến lược triển khai Chuyển đổi số hiệu quả
Chuyển đổi số không phải chỉ là việc nâng cấp các dự án IT hay triển khai tự động hóa các khu vực kỹ thuật, mà nó là dự án công nghệ toàn diện cần có sự tham gia của tất cả các ban ngành trong tổ chức.
Với doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc đầu tiên cần phải làm rõ mục tiêu của doanh nghiệp, bài toán quản trị đang gặp phải cũng như khả năng và các yêu cầu chung. Từ đây, các doanh nghiệp cũng cần cân nhắc trong việc lựa chọn công cụ quản trị doanh nghiệp phù hợp cho quá trình chuyển đổi số của mình. Sau đó là yếu tố con người khi đưa nền tảng kỹ thuật số, phải bảo đảm khả năng nhận thức và cộng tác hiệu quả với sự đổi mới công nghệ này.
Duy trì và phát triển cùng mô hình kỹ thuật số
Khi đã thành công triển khai chuyển đổi số thì việc làm thế nào để duy trì sự ổn định và phát triển lại là một bài toán khó khăn khác. Chuyển đổi số không chỉ là một xu thế đương thời mà là một hành trình đổi mới liên tục không điểm dừng, đòi hỏi sự đáp ứng liên tục nếu không muốn bị bỏ lại phía sau.
Thực tế thì có rất nhiều doanh nghiệp Việt gặp khó khăn trong việc “sống trong môi trường kỹ thuật số”, cũng như việc chậm đổi mới khi thị trường thay đổi, dẫn đến sự thụt lùi mặc dù vẫn được xem là đã triển khai chuyển đổi số. Do đó, duy trì và phát triển cùng mô hình kỹ thuật số cũng là một trở ngại khác khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chần chừ trong cuộc đua Chuyển đổi số.
Vai trò của “người đồng hành” trong cuộc đua kỹ thuật số
Những rào cản trên thực sự là trở ngại khiến cho nhiều doanh nghiệp chần chừ trong việc áp dụng chuyển đổi số. Tuy vậy, xu thế 4.0 này sớm muộn cũng sẽ buộc các tổ chức phải triển khai thay đổi mô hình hoạt động sản xuất theo hướng tự động hóa để tránh bị tụt lại phía sau.
Vậy làm thế nào để đảm bảo quy trình ứng dụng chuyển đổi số diễn ra hiệu quả và hạn chế những rủi ro có thể tránh khỏi nhất? Một trong những cách hiệu quả và phù hợp với đa số các doanh nghiệp nước ta chính là lựa chọn những đối tác cung cấp các giải pháp chuyển đổi số uy tín làm người đồng hành.
Thực tế đã chứng minh, việc lựa chọn các người đồng hành phù hợp sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình chuyển đổi số, ví dụ như:
Đảm bảo quá trình áp dụng chuyển đổi số diễn ra hiệu quả
Chuyển đổi kỹ thuật số là một quy trình đòi hỏi các kỹ năng phức tạp. Đối với các doanh nghiệp – đặc biệt những tổ chức hoạt động theo phương thức truyền thống – việc áp dụng mô hình chuyển đổi số rất cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cũng như được đảm bảo tính hiệu quả và phù hợp trước và sau khi áp dụng.
Do đó việc lựa chọn các đơn vị cung cấp các giải pháp chuyển đổi số là một điều thiết yếu.. Đối tác uy tín và có chuyên môn sẽ liên tục nắm bắt nhịp điệu của sự phát triển công nghệ, tìm ra các phương án triển khai hiệu quả và phù hợp nhất với từng doanh nghiệp, cũng như đưa ra các đề xuất về việc thích ứng như thế nào với thị trường 4.0 luôn thay đổi.
Tiết kiệm chi phí triển khai
Chuyển đổi số là một quy trình đổi mới toàn diện bao gồm mọi thứ từ sản xuất, kinh doanh đến tiếp thị và bán hàng. Việc tự triển khai và xây dựng một đội ngũ nội bộ cực kỳ thông thạo trong các chức năng đa dạng như vậy là tốn kém và mất thời gian, đặc biệt là việc lãng phí tài nguyên cho các hoạt động thử nghiệm và đầu tư.
Các đối tác đồng hành chuyển đổi số thường có nhiều kinh nghiệm trong việc giúp các tổ chức xây dựng quy trình áp dụng nên luôn được ưu tiên hàng đầu. Các doanh nghiệp thường nghỉ việc thuê ngoài các bên thứ ba thường tốn kém, tuy nhiên xét đến các rủi ro và các chi phí khác, việc tìm người đồng hành kỹ thuật số vẫn là một sự lựa chọn phù hợp nhất.
Tốc độ và tính linh hoạt
Sự linh hoạt để nhanh chóng tận dụng công nghệ là một lợi thế cạnh tranh quan trọng trong thị trường 4.0 do tất cả đều theo đuổi cùng một đối tượng mục tiêu và hiệu quả hoạt động.
Đối tác chuyển đổi số sẽ giúp các công ty nhanh chóng xác định các vị trí và chức năng trong doanh nghiệp có thể được hưởng lợi từ công nghệ kỹ thuật số, tìm ra các giải pháp tốt nhất và triển khai chúng đúng cách. Sau khi triển khai, đối tác cũng có thể đảm bảo các giải pháp duy trì hiệu quả bằng cách duy trì hệ thống, theo dõi hiệu quả và nâng cấp hoặc mở rộng quy mô khi cần thiết.
Có nhiều yếu tố để phát triển một chiến lược chuyển đổi số thành công, nhưng việc lựa chọn một đối tác đồng hành có thể giúp đảm bảo tính liên tục của hoạt động vận hành, khơi dậy sự đổi mới và cải thiện tốc độ tiếp cận thị trường.
Việc tìm kiếm đối tác cung cấp các giải pháp chuyển đổi số có uy tín và chuyên môn cũng như phù hợp với mục tiêu, kỳ vọng và nhu cầu riêng của từng doanh nghiệp là điều rất quan trọng.
Ngoài ra, khi lựa chọn đối tác kỹ thuật số, các tổ chức nên tìm kiếm đối tác có cùng tầm nhìn về thành công lâu dài và mang lại cho lợi thế cạnh tranh trên thị trường 4.0.
Lựa chọn VTI Solutions cho việc thực hiện quy trình chuyển đổi số
Để có thể bắt kịp tốc độ phát triển của Công nghiệp 4.0, chuyển đổi số là nhân tố quyết định để các công ty sản xuất phát triển một cách hiệu quả và toàn diện tất cả các quy trình và hoạt động kinh doanh sản xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh và khẳng định bản thân trên thị trường.
Vì vậy, việc lựa chọn một nhà cung cấp giải pháp chuyển đổi số có uy tín và đáng tin cậy là một điều cần thiết. Hiểu được điều này, VTI Solutions tự tin có khả năng hỗ trợ doanh nghiệp của bạn phát triển trong tương lai bằng giải pháp tối ưu hóa các quy trình sản xuất cốt lõi một cách hiệu quả.
Với đội ngũ kỹ thuật cao cùng nhiều năm kinh nghiệm là đối tác của các doanh nghiệp Nhật Bản, VTI Solutions chuyên cung cấp các phần mềm & giải pháp toàn diện cho khách hàng có nhu cầu cá nhân hóa sản phẩm và có khả năng mở rộng quy mô cao trong mọi ngành công nghiệp sản xuất.
Liên lạc với chúng tôi, và bạn sẽ nhận được một thay đổi toàn diện và tối ưu trong việc quản lý nhà máy của mình.