Tính giá nhập kho thành phẩm: Công thức, quy định kế toán và giải pháp quản lý

Giá nhập kho thành phẩm là căn cứ quan trọng giúp doanh nghiệp xác định chính xác giá vốn hàng bán, kiểm soát chi phí sản xuất và lập báo cáo tài chính minh bạch. Bài viết hướng dẫn cách tính giá nhập kho cho cả sản phẩm tự sản xuất và gia công, kèm ví dụ thực tế và hạch toán theo Thông tư 133, 200. Nếu bạn muốn tự động hóa quy trình nhập kho và tối ưu chi phí, hãy khám phá ngay giải pháp quản lý kho thông minh WMSX của VTI Solutions ở cuối bài viết.

1. Giá nhập kho thành phẩm 

1.1 Cách tính giá nhập kho thành phẩm là gì?

Giá nhập kho thành phẩm là tổng chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để hoàn thiện một sản phẩm và đưa vào kho sau khi sản xuất hoặc gia công. Để xác định được con số này một cách chính xác, doanh nghiệp cần áp dụng cách tính giá nhập kho thành phẩm – tức là phương pháp tổng hợp và phân bổ các khoản chi phí liên quan như nguyên vật liệu, nhân công, chi phí sản xuất chung và các chi phí vận chuyển, bốc xếp.

Đây là bước quan trọng trong quy trình kế toán, ảnh hưởng trực tiếp đến giá vốn hàng bán và độ chính xác của báo cáo tài chính.Các thành phần cấu thành giá nhập kho thành phẩm bao gồm:

Hình minh họa các khoản chi phí cấu thành trong cách tính giá nhập kho thành phẩm theo chuẩn kế toán Việt Nam.
Hình minh họa các khoản chi phí cấu thành trong cách tính giá nhập kho thành phẩm theo chuẩn kế toán Việt Nam.
  • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Nhựa, thép, vải, linh kiện.
  • Chi phí nhân công trực tiếp: Lương công nhân đứng máy.
  • Chi phí sản xuất chung: Điện, nước, khấu hao máy móc.
  • Chi phí khác (vận chuyển, bốc xếp): Phí chở hàng, thuê bốc dỡ.

1.2 Vai trò của giá nhập kho thành phẩm trong doanh nghiệp

Vai trò của giá nhập kho thành phẩm
Vai trò của giá nhập kho thành phẩm
  • Kiểm soát chi phí sản xuất:
    Giá nhập kho thành phẩm giúp doanh nghiệp xác định chính xác tổng chi phí sản xuất, từ đó kiểm soát và tối ưu hóa các khoản chi phí nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.
  • Quản lý giá vốn hàng bán:
    Đây là cơ sở để tính giá vốn hàng bán chính xác, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và báo cáo tài chính.
  • Định giá sản phẩm:
    Dựa trên giá nhập kho thành phẩm, doanh nghiệp xây dựng chiến lược giá bán hợp lý, đảm bảo cạnh tranh và bảo vệ lợi nhuận.
  • Báo cáo tài chính minh bạch:
    Việc xác định giá nhập kho thành phẩm đúng chuẩn giúp báo cáo tài chính phản ánh trung thực giá trị hàng tồn kho và chi phí sản xuất, đáp ứng yêu cầu kiểm toán và quản lý.

Giá nhập kho thành phẩm không chỉ là chỉ số kế toán mà còn là công cụ quản lý quan trọng giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.

2. Chuẩn mực kế toán & khung pháp lý liên quan

Việc tính giá nhập kho thành phẩm không chỉ dựa vào công thức chi phí, mà còn phải tuân thủ các chuẩn mực kế toán Việt Nam và văn bản pháp lý hiện hành để đảm bảo chính xác và minh bạch.

So sánh thông tư 133 và thông tư 200
So sánh thông tư 133 và thông tư 200

Dưới đây là hai nhóm văn bản pháp lý và chuẩn mực kế toán quan trọng mà doanh nghiệp cần nắm rõ:

2.1 Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS 02) – Hàng tồn kho

Chuẩn mực kế toán số 02 (VAS 02) quy định nguyên tắc ghi nhận và xác định giá trị hàng tồn kho, bao gồm cả thành phẩm nhập kho.

Theo VAS 02, giá gốc của thành phẩm nhập kho bao gồm:

  • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
  • Chi phí nhân công trực tiếp
  • Chi phí sản xuất chung hợp lý

Đây chính là cơ sở để kế toán tính giá thành sản xuất và từ đó xác định giá nhập kho một cách hợp lý, khách quan và nhất quán.

2.2 Thông tư 133 và Thông tư 200 – Hạch toán kế toán

Tùy theo loại hình doanh nghiệp, kế toán sẽ áp dụng một trong hai thông tư sau để hạch toán giá nhập kho thành phẩm:

  • Thông tư 133/2016 – Áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Theo Thông tư 133, việc tính giá nhập kho thành phẩm được hướng dẫn thông qua hệ thống tài khoản kế toán như sau:

  • TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang:
    Tập hợp toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung trong quá trình sản xuất.
  • TK 155 – Thành phẩm:
    Ghi nhận giá trị thành phẩm đã hoàn thành và nhập kho sau khi kết chuyển từ TK 154.

Sau khi sản phẩm hoàn thành, chi phí từ TK 154 sẽ được kết chuyển sang TK 155 để xác định giá nhập kho thành phẩm theo đúng nguyên tắc kế toán.

  • Thông tư 200/2014 – Áp dụng cho doanh nghiệp lớn

Thông tư 200 quy định chi tiết hơn về việc hạch toán giá thành sản phẩm và nhập kho thành phẩm, đặc biệt với các doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp hoặc nhiều sản phẩm phụ:

  • Phân loại chi phí sản xuất theo từng yếu tố cụ thể (NVL trực tiếp, nhân công, sản xuất chung…)
  • Ghi nhận chi phí sản xuất chung theo phương pháp phân bổ hợp lý
  • Xử lý chênh lệch giá vốn giữa thực tế và kế hoạch
  • Kết chuyển chi phí sản xuất sang TK 155 một cách hệ thống, minh bạch và theo dõi chi tiết từng phân xưởng hoặc sản phẩm

Đây là căn cứ quan trọng để các doanh nghiệp lớn xác định chính xác giá nhập kho thành phẩm, đáp ứng yêu cầu kiểm toán và lập báo cáo tài chính minh bạch.

3. Công thức chung & thành phần chi phí

3.1 Giá thành phẩm do doanh nghiệp tự sản xuất

Giá nhập kho thành phẩm trong trường hợp doanh nghiệp tự sản xuất được tính dựa trên giá thành sản xuất (giá thành công xưởng), bao gồm các thành phần chi phí sau:

  • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là giá trị nguyên liệu, vật liệu được sử dụng trực tiếp trong quá trình sản xuất thành phẩm.
  • Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương, phụ cấp và các khoản liên quan đến công nhân trực tiếp tham gia sản xuất.
  • Chi phí sản xuất chung: Là các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất nhưng không thể phân bổ trực tiếp cho từng sản phẩm, ví dụ như chi phí điện, nước, khấu hao máy móc, chi phí bảo trì, nhà xưởng, quản lý sản xuất.
  • Chi phí phụ trợ liên quan đến nhập kho: Bao gồm chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho thành phẩm (nếu có) sau khi sản phẩm hoàn thành.

Công thức tổng quát:

Công thức tính giá nhập kho thành phẩm
Cách tính giá nhập kho thành phẩm

3.2 Giá thành phẩm thuê ngoài gia công chế biến

Khi doanh nghiệp thuê bên ngoài gia công sản xuất thành phẩm, giá nhập kho thành phẩm được tính dựa trên:

  • Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: Nguyên liệu xuất cho bên gia công hoặc mua ngoài.
  • Chi phí thuê gia công, chế biến: Số tiền phải trả cho đơn vị gia công theo hợp đồng.
  • Chi phí vận chuyển, bốc xếp: Chi phí vận chuyển nguyên liệu đến nơi gia công và thành phẩm từ nơi gia công về kho doanh nghiệp.
  • Các chi phí khác có liên quan trực tiếp: Các chi phí phát sinh trong quá trình gia công như bảo hiểm, thuế không được khấu trừ (nếu có).

Công thức tổng quát:

Công thức tính giá nhập kho thành phẩm thuê ngoài
Cách tính giá nhập kho thành phẩm thuê ngoài

3.3 Các chi phí phát sinh khác liên quan đến giá nhập kho thành phẩm

Ngoài các chi phí trên, còn có những khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc đưa thành phẩm vào kho mà doanh nghiệp cần lưu ý:

  • Chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản: Chi phí để đưa thành phẩm từ nơi sản xuất hoặc gia công về kho.
  • Thuế và các khoản phí liên quan: Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có), thuế GTGT không được khấu trừ.
  • Các khoản giảm giá, chiết khấu: Nếu có các khoản giảm giá mua hàng, chiết khấu thanh toán thì sẽ được trừ vào giá nhập kho.
  • Chi phí phụ trợ khác: Chi phí lắp đặt, chạy thử, bảo hành nếu có liên quan đến việc đưa thành phẩm vào sử dụng hoặc bán ra.

Việc xác định chính xác các thành phần cấu thành giá nhập kho thành phẩm giúp doanh nghiệp quản lý chi phí hiệu quả, hạch toán kế toán đúng chuẩn và đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật về thuế và kế toán.

4. Case study về cách tính giá nhập kho thành phẩm trong doanh nghiệp

4.1 Case Study: Doanh nghiệp tự sản xuất thành phẩm

Bối cảnh:

Công ty A là một doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện tử dân dụng (quạt mini,loa bluetooth…) có nhà xưởng tại Bắc Ninh. Trong tháng 6, doanh nghiệp đã hoàn tất sản xuất 1.000 sản phẩm model Q2024 – dòng sản phẩm chủ lực của quý II.

Bộ phận kế toán cần tính giá nhập kho thành phẩm để:

  • Hạch toán kế toán theo Thông tư 133
  • Phục vụ báo cáo tài chính nội bộ
  • Đối chiếu giá vốn để xây dựng chính sách giá bán phù hợp cho các kênh phân phối

Cách Tính Giá Nhập Kho Thành Phẩm

  • Giá thành sản xuất = 150.000.000 + 40.000.000 + 20.000.000 = 210.000.000 VNĐ  
  • Giá nhập kho thành phẩm = 210.000.000 + 3.000.000 = 213.000.000 VNĐ  
  • Giá nhập kho trên mỗi sản phẩm = 213.000.000 / 1.000 = 213.000 VNĐ/sản phẩm

Hạch Toán Nhập Kho Thành Phẩm 

Giải thích:

  • TK 155: Ghi nhận giá trị thành phẩm đã hoàn thành nhập kho.
  • TK 154: Kết chuyển chi phí sản xuất dở dang thành thành phẩm.
  • TK 111/112/331: Thanh toán chi phí vận chuyển, bốc xếp bằng tiền mặt, chuyển khoản hoặc công nợ.

4.2 Case Study: Doanh nghiệp thuê ngoài gia công chế biến

Bối cảnh:

Công ty B là đơn vị chuyên phân phối linh kiện điện tử, không có nhà máy sản xuất. Để tiết kiệm chi phí đầu tư, tháng 6 vừa qua, công ty ký hợp đồng thuê Cơ sở gia công Linh Kiện Số 5 tại KCN Tân Tạo (TP.HCM) để lắp ráp 500 bộ linh kiện theo mẫu sản phẩm “Module cảm biến nhiệt độ T500”.

Công ty B chịu trách nhiệm cung cấp nguyên vật liệu, vận chuyển và nhận thành phẩm về kho tại Quận 12. Sau khi hoàn tất gia công, kế toán cần xác định giá nhập kho thành phẩm thuê ngoài để:

  • Hạch toán vào TK 155
  • Theo dõi giá vốn cho từng đợt gia công
  • Kiểm soát định mức vật tư và chi phí thực tế

Cách Tính Giá Nhập Kho Thành Phẩm

  • Giá nhập kho = 80.000.000 + 30.000.000 + 5.000.000 = 115.000.000 VNĐ  
  • Giá nhập kho trên mỗi sản phẩm = 115.000.000 / 500 = 230.000 VNĐ/sản phẩm

Hạch Toán Nhập Kho Thành Phẩm 

5. Các câu hỏi thường gặp (FAQ)

5.1 Giá nhập kho thành phẩm có bao gồm VAT không?

Không. Giá nhập kho thành phẩm thường không bao gồm VAT đầu vào nếu phần thuế đó được khấu trừ theo quy định. Cụ thể:

  • Nếu doanh nghiệp được khấu trừ VAT đầu vào, thì giá nhập kho không bao gồm VAT.
  • Nếu không được khấu trừ (ví dụ: chi phí không hợp lệ, hóa đơn không hợp lệ, dùng cho mục đích cá nhân…), thì phần VAT phải được cộng vào giá thành và giá nhập kho.

Ví dụ: Doanh nghiệp mua nguyên vật liệu trị giá 100 triệu, VAT là 10 triệu.
=> Nếu đủ điều kiện khấu trừ → giá nhập kho là 100 triệu
=> Nếu không được khấu trừ → giá nhập kho là 110 triệu

5.2 Giá nhập kho thành phẩm có được ghi nhận vào tài khoản 154 không?

Không. TK 154 (chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang) chỉ là tài khoản tạm thời để tập hợp chi phí trong quá trình sản xuất.

Khi sản phẩm hoàn thành và nhập kho, toàn bộ chi phí từ TK 154 sẽ được kết chuyển sang TK 155 (thành phẩm).

=> Giá nhập kho thành phẩm là kết quả sau khi kết chuyển chi phí từ TK 154 sang TK 155. Đây là giai đoạn cuối cùng trong quy trình tính giá thành sản phẩm tự sản xuất.

5.3 Chênh lệch tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến giá nhập kho như thế nào?

Theo Thông tư 200/2014, các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong quá trình sản xuất – nhập kho không được tính vào giá nhập kho mà phải xử lý riêng:

  • Lãi tỷ giá => ghi vào doanh thu hoạt động tài chính
  • Lỗ tỷ giá => ghi vào chi phí tài chính

Ví dụ: Doanh nghiệp nhập NVL từ nước ngoài, thanh toán bằng USD. Nếu lúc ghi nhận chi phí,tỷ giá là 23.000, nhưng lúc thanh toán thực tế là 23.200 thì phần chênh lệch này sẽ được ghi vào chi phí tài chính, không cộng vào giá thành thành phẩm.

5.4 Hạch toán sản phẩm hỏng, thiếu trong quá trình nhập kho thành phẩm như thế nào?

Khi sản phẩm bị hỏng, mất mát trong quá trình nhập kho, doanh nghiệp cần:

  • Ghi nhận tổn thất theo đúng bản chất (chi phí sản xuất, chi phí quản lý, hoặc
  • giá vốn)
  • Giảm trừ giá trị nhập kho tương ứng
  • Lập biên bản kiểm kê và xử lý rõ ràng nguyên nhân

– Nếu sản phẩm bị hư hỏng nặng, không thể sử dụng => Không ghi nhận vào kho. Ghi tổn thất vào chi phí.

– Nếu thiếu hụt do thất thoát, mất mát => Ghi nhận vào chi phí sản xuất hoặc giá vốn, tùy theo kết quả xử lý.

Ví dụ: Công ty dự kiến nhập 500 sản phẩm, nhưng chỉ nhận 495 sản phẩm vì 5sản phẩm bị hỏng. Khi đó:

  • Ghi nhận nhập kho cho 495 sản phẩm
  • Ghi nhận tổn thất của 5 sản phẩm còn lại vào chi phí phù hợp

Việc xử lý chính xác các yếu tố như VAT, tỷ giá, sản phẩm hư hỏng không chỉ giúp báo cáo tài chính minh bạch, mà còn giúp bạn tránh rủi ro khi kiểm toán hoặc quyết toán thuế.

Để giảm tải sai sót và tiết kiệm thời gian, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng giải pháp quản lý kho thông minh như WMS giúp:

  • Theo dõi chi tiết chi phí và trạng thái nhập kho
  • Tự động cập nhật dữ liệu vào hệ thống kế toán (ERP)
  • Ghi nhận hàng hóa theo mã vạch, barcode chính xác đến từng sản phẩm

6. Giải pháp quản lý kho thông minh WMSX đến từ VTI Solutions 

Trong thực tế, việc tính đúng giá nhập kho thành phẩm mới chỉ là một phần trong bài toán kiểm soát chi phí. Doanh nghiệp còn cần một hệ thống giúp theo dõi, ghi nhận và quản lý toàn bộ quy trình nhập – xuất – tồn kho một cách chính xác, linh hoạt và tiết kiệm thời gian. Đây là lúc các giải pháp công nghệ phát huy vai trò then chốt.

Giải pháp hệ thống quản lý kho thông minh WMSX của VTI Solutions chính là công cụ đột phá giúp doanh nghiệp:

  • Tự động hóa các quy trình nhập – xuất – kiểm kê kho, giảm thiểu sai sót do thao tác thủ công
  • Ghi nhận chính xác thông tin hàng hóa qua mã QR code, Barcode, RFID
  • Quản lý tồn kho theo mô hình Just-in-time, tối ưu không gian và chi phí lưu kho
  • Theo dõi kho hàng trực quan trên nhiều thiết bị như điện thoại, máy tính bảng, laptop
  • Tích hợp linh hoạt với các hệ thống ERP, MES để đồng bộ dữ liệu và nâng cao hiệu quả vận hành
Tối ưu nhập kho thành phẩm với phần mềm WMSX của VTI Solutions
Tối ưu nhập kho thành phẩm với phần mềm WMSX của VTI Solutions

Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp quản lý kho hiện đại, dễ sử dụng và phù hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh, WMSX của VTI Solutions là lựa chọn tối ưu để chuyển đổi số, nâng cao năng suất và kiểm soát chi phí hiệu quả.

Khám phá ngay WMSX và trải nghiệm demo miễn phí để thấy rõ lợi ích mà giải pháp này mang lại cho doanh nghiệp bạn!

0/5 - (0 bình chọn)