Đặt chất lượng sản phẩm hàng đầu: Bí quyết cho sự thịnh vượng doanh nghiệp

Đặt chất lượng sản phẩm hàng đầu: Bí quyết cho sự thịnh vượng doanh nghiệp

chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm giữ vai trò quan trọng nhất đối với người tiêu dùng trong thị trường ngày nay. Theo First Insight, 51% người tiêu dùng cân nhắc chất lượng cao hơn giá cả khi đưa ra quyết định mua hàng trong khi 74% khách hàng khẳng định rằng chất lượng sản phẩm là yếu tố then chốt để duy trì lòng trung thành của họ với thương hiệu. Ngoài ra, 

  • 63% người tiêu dùng có xu hướng chi tiền cho những mặt hàng chất lượng hơn là những mặt hàng rẻ hơn cả về giá cả và chất lượng.
  • Chất lượng sản phẩm có tác động 10,1% đến sự hài lòng của khách hàng.
  • 20% sản phẩm bị trả lại là do sản phẩm bị lỗi hoặc kém chất lượng.
  • 74% khách hàng cho rằng chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất giúp họ trung thành với một thương hiệu.
  • Sự hài lòng của khách hàng bị ảnh hưởng 53% bởi chất lượng sản phẩm, 47% còn lại bị ảnh hưởng bởi các biến số khác.
  • 95% khách hàng đọc đánh giá về chất lượng trực tuyến trước khi mua sản phẩm.

Chất lượng sản phẩm là gì?

Chất lượng sản phẩm đề cập đến mức độ sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, phục vụ mục đích của nó và đáp ứng các tiêu chuẩn ngành. Khi đánh giá chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp cần xem xét một số yếu tố chính, bao gồm sản phẩm có giải quyết được vấn đề, hoạt động hiệu quả hay phù hợp với mục đích của khách hàng hay không.

chất lượng sản phẩm

Tầm quan trọng của đảm bảo chất lượng sản phẩm

Tăng lợi nhuận

Các nghiên cứu cho thấy mối liên hệ tích cực mạnh mẽ giữa chất lượng và lợi nhuận. Trên thực tế, chất lượng cao tạo ra lợi tức đầu tư (ROI) cao hơn cho bất kỳ thị phần nhất định nào. Sản phẩm ít khiếm khuyết hoặc hỏng hóc hơn khiến chi phí sản xuất giảm. Những cải tiến về hiệu suất, tính năng hoặc các khía cạnh khác của chất lượng sẽ dẫn đến doanh số bán hàng tăng lên và thị phần lớn hơn. Đây là lý do tại sao, bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất cũng được cải thiện song song.

Nâng cao hài lòng khách hàng và tăng uy tín thương hiệu

Trong thị trường cạnh tranh ngày nay, người tiêu dùng ngày càng khắt khe hơn bao giờ hết. Họ có thể lựa chọn từ hàng nghìn thương hiệu và có quyền tiếp cận hàng triệu cửa hàng nhờ những tiến bộ trong công nghệ. Nếu sản phẩm và dịch vụ không đáp ứng được mong đợi của khách hàng, thương hiệu và doanh thu của doanh nghiệp đó sẽ bị ảnh hưởng.

Khách hàng có xu hướng đầu tư vào các sản phẩm, dịch vụ xứng đáng với giá tiền, chất lượng đảm bảo. Việc triển khai quản lý chất lượng hợp lý đảm bảo rằng sản phẩm của doanh nghiệp đáp ứng mong đợi của khách hàng, đồng thời có thể biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành.

Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần liên tục cải tiến sản phẩm, kết hợp các thay đổi và loại bỏ các khiếm khuyết. Việc quản lý chất lượng tốt có thể nâng cao thương hiệu và danh tiếng của tổ chức, bảo vệ tổ chức trước rủi ro, tăng hiệu quả, tăng lợi nhuận và giảm lãng phí, đồng thời giúp tổ chức tiếp tục phát triển.

Đảm bảo tiêu chuẩn ngành

Việc tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng được công nhận có thể là điều cần thiết để giao dịch với một số khách hàng nhất định và tuân thủ pháp luật. Nếu sản phẩm bán ra tại các thị trường được quản lý, chẳng hạn như sản phẩm chăm sóc sức khỏe, thực phẩm hoặc đồ điện… thì doanh nghiệp phải tuân thủ các tiêu chuẩn về sức khỏe và an toàn được thiết kế để bảo vệ người tiêu dùng.

Giảm chất thải, lãng phí

Thành phẩm đầu ra không đạt chất lượng có thể bị loại bỏ, tạo một lượng phế liệu lớn gây tác động xấu cho môi trường. Việc xây dựng một quy trình quản lý chất lượng tốt có thể giúp doanh nghiệp đảm bảo sản xuất xanh, giảm thiểu lượng chất thải và tuân thủ các quy định về môi trường. 

Làm thế nào để đảm bảo chất lượng sản phẩm

Xây dựng chiến lược sản phẩm

Chiến lược sản phẩm cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm và tầm nhìn của công ty về sản phẩm đó. Những điểm chính của nó phải bao gồm khách hàng mục tiêu, thị trường, đối thủ cạnh tranh và mục tiêu kinh doanh. Chiến lược này đóng vai trò là lộ trình cho hành trình sản phẩm, từ công đoạn nguyên vật liệu thô đến khi bán ra thị trường.

Xem xét đối thủ cạnh tranh

Suy nghĩ về đối thủ cạnh tranh là một phần quan trọng trong việc phát triển sản phẩm của bạn. Họ đang làm gì mà bạn thì không (và ngược lại)? Sản phẩm của họ hoạt động như thế nào? Điều gì mang lại hiệu quả cho họ và tại sao? Trả lời những câu hỏi này sẽ giúp bạn có vị thế tốt hơn để cạnh tranh với các doanh nghiệp tương tự trên thị trường.

Lắng nghe khách hàng 

Việc khảo sát mức độ hài lòng khách hàng với chất lượng sản phẩm hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thay đổi hoặc cải tiến sản phẩm, dịch vụ của mình. Ngoài ra, một phương pháp được đề xuất thêm là sử dụng phản hồi tiêu cực nào của khách hàng để tìm hiểu thêm về thị trường và giúp sản phẩm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của họ.

Luôn cải tiến sản phẩm

Điều quan trọng là phải kiểm tra, đánh giá mọi sản phẩm trước khi tung ra thị trường để doanh nghiệp có thể đoán trước phản ứng của người mua và xem xét thực hiện những thay đổi cần thiết.

Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng

Hệ thống quản lý chất lượng là một tập hợp các hoạt động kinh doanh bao gồm việc lập kế hoạch và thực hiện việc cung cấp sản phẩm. Hệ thống này bao gồm các nguyên tắc giúp chuẩn bị ra mắt sản phẩm, chẳng hạn như tập trung vào khách hàng, khả năng lãnh đạo, nghiên cứu và ra quyết định dựa trên dữ liệu được thu thập. 

chất lượng sản phẩm

Các phương pháp nâng cao chất lượng sản phẩm

Chiến lược quản lý chất lượng sản phẩm tốt góp phần tạo ra thành phẩm đạt chuẩn trên thị trường. Các tổ chức có thể sử dụng một hoặc nhiều cách tiếp cận để thiết lập hiệu quả lâu dài, từ đó có thể nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Một số chiến lược doanh nghiệp có thể thực hiện để cải thiện chất lượng sản phẩm của mình như

Phương pháp Six Sigma

Six Sigma là phương pháp được các nhóm sản xuất áp dụng để tạo và duy trì các quy trình dự án hiệu quả trong các tổ chức. Phương pháp này có thể áp dụng cho quy trình thiết kế và phát triển phần mềm, tuy nhiên, doanh nghiệp cũng có thể áp dụng phương pháp này cho thiết kế sản phẩm vật lý.

Six Sigma bao gồm các giai đoạn xác định, thiết kế, đo lường, phân tích, cải tiến và kiểm tra quá trình phát triển sản phẩm, từ đó cung cấp cho các nhà lãnh đạo một cấu trúc hiệu quả để tuân theo nhằm giảm thiểu lỗi, tăng chất lượng sản phẩm.

Phương pháp quản lý chất lượng tổng thể

Quản lý chất lượng toàn diện là một phương pháp liên quan đến việc trao quyền cho tất cả nhân viên trong một tổ chức để cam kết thực hiện các tiêu chuẩn trong công việc.

Phương pháp này cũng tập trung vào sự hài lòng của khách hàng, yếu tố có vai trò chính trong việc xác định chất lượng của sản phẩm. Cách tiếp cận này mang lại nhiều lợi ích tiềm năng cho các công ty, bao gồm tăng lợi nhuận và năng suất, giảm hoặc loại bỏ các lỗi của sản phẩm và giảm chi phí.

Phương pháp Lean Manufacturing

Sản xuất tinh gọn tập trung vào việc tăng lợi nhuận bằng cách loại bỏ mọi hình thức lãng phí trong mọi lĩnh vực của tổ chức. Ý tưởng là bằng cách loại bỏ những nguồn lực không cần thiết, các công ty có thể tạo ra những sản phẩm tốt hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. 

Các nhà lãnh đạo sử dụng phương pháp sản xuất tinh gọn để cải thiện chất lượng sản phẩm trước hết tập trung vào nhận thức của khách hàng về giá trị. Sau đó, họ sử dụng thông tin để ghi lại từng bước trong quy trình sản xuất và xem xét công ty đang hoạt động tốt ở đâu đồng thời cần cải thiện ở đâu. 

chất lượng sản phẩm

Cải thiện chất lượng sản phẩm cùng QMS-X

QMS-X là hệ thống quản lý chất lượng chuẩn hóa, tối ưu nằm trong bộ giải pháp quản lý sản xuất tổng thể MES-X được phát triển bởi VTI Solutions – VTI Group. Hệ thống này được thiết kế để hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ, từ khâu đầu vào nguyên vật liệu, quá trình sản xuất, cho đến khâu thành phẩm xuất xưởng.

  • Quản lý kế hoạch kiểm soát chất lượng: Hệ thống giúp doanh nghiệp lập và quản lý kế hoạch kiểm soát chất lượng cho từng sản phẩm, từng công đoạn sản xuất, theo các tiêu chuẩn chất lượng đã được quy định.
  • Quản lý dữ liệu kiểm tra chất lượng: Hệ thống giúp doanh nghiệp lưu trữ và quản lý dữ liệu kiểm tra chất lượng, bao gồm các thông tin như kết quả kiểm tra, các lỗi phát hiện, nguyên nhân lỗi,…
  • Quản lý phân tích dữ liệu chất lượng: Hệ thống giúp doanh nghiệp phân tích dữ liệu chất lượng, từ đó phát hiện các vấn đề chất lượng và đưa ra các biện pháp khắc phục.
  • Quản lý cải tiến chất lượng: Hệ thống giúp doanh nghiệp quản lý các hoạt động cải tiến chất lượng, từ việc lập kế hoạch, triển khai, cho đến đánh giá kết quả.
5/5 - (1 bình chọn)