Làm thế nào để xây dựng mô hình nhà máy an toàn hiệu quả? - VTI Solutions

Làm thế nào để xây dựng mô hình nhà máy an toàn hiệu quả?

xây dựng nhà máy an toàn

Khi đại dịch COVID-19 bùng phát trên toàn cầu, ngành công nghiệp sản xuất được xem là ngành hứng chịu hậu quả nặng nề nhất khi hàng nghìn nhà máy buộc phải đóng cửa, hàng triệu người lao động mất việc và nhiều chuỗi cung ứng đứt gãy. Tuy vậy, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu lên kế hoạch phục hồi sau đại dịch, và một trong những vấn đề cần quan tâm là làm  thế nào để xây dựng mô hình nhà máy an toàn hiệu quả thời đại covid ngày nay.

COVID-19 và ngành sản xuất Việt Nam

Khi đợt dịch đầu tiên bùng phát năm 2020, Việt Nam đã cơ bản hạn chế được sự lây lan của COVID-19 trong khi đồng thời vẫn duy trì các hoạt động sản xuất, bảo đảm chuỗi cung ứng ổn định. So với các cuộc khủng hoảng COVID-19 ở nhiều quốc gia toàn cầu, các ứng phó của Việt Nam đã chứng minh tất cả và trên thực tế theo IMF, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 2,9% vào năm 2020. 

Tuy nhiên, khi biến thể Delta bùng phát vào tháng 7/2021, nước ta đã bị ảnh hưởng nặng nề, khi nhiều hoạt động kinh doanh sản xuất bị gián đoạn và rất nhiều khu công nghiệp buộc phải đóng cửa theo chỉ thị của chính phủ nhằm hạn chế sự lây lan của đại dịch từ giữa tháng 7 cho đến tận tháng 10. 

Nhân viên trong ngành sản xuất có nguy cơ tiếp xúc với COVID-19 tại nơi làm việc trong nhà máy thông qua các yếu tố như:

  • Trực tiếp tiếp xúc với rất nhiều nhân viên khác, đặc biệt các nhà máy có nguồn lao động lớn
  • Tương tác với các bên liên quan như nhà thầu, nhà cung cấp, đối tác,…
  • Sử dụng chung máy móc, thiết bị trong nhà máy
  • Hoạt động chung trong quá trình xử lý sản phẩm, bao gồm cả nguyên liệu thô trong quá trình sản xuất
  • Ở Việt Nam, một số công ty còn bố trí nhà trọ, kí túc xá tập thể, qua đó nguy cơ lây nhiễm COVID-19 khá cao

Mặc dù vậy, những tín hiệu lạc quan đã bắt đầu xuất hiện từ cuối tháng 10, khi tỷ lệ bao phủ vaccine tăng cao, các biện pháp hạn chế và giãn cách của chính phủ bắt đầu nới lỏng cho phép hàng nghìn nhà máy và hàng triệu công nhân quay trở lại sản xuất. 

Sống trong thời đại COVID-19, một “bình thường mới” bắt buộc chúng ta phải sống chung với đại dịch, nhưng tất cả các hoạt động kinh doanh và sản xuất sẽ dần quay lại guồng quay của mình. Trong tương lai, mối đe dọa từ dịch covid là vẫn còn, không ai chắc sẽ có bao nhiêu biến thể mà sẽ một lần nữa làm gián đoạn hoạt động xã hội thì câu hỏi quan trọng được đặt ra lúc này chính là: Làm thế nào để xây dựng mô hình nhà máy an toàn hiệu quả?

công nhân trong các nhà máy
Làm thế nào để xây dựng mô hình nhà máy an toàn hiệu quả?

Đánh giá rủi ro

Trong bối cảnh COVID-19, việc đề ra các biện pháp phòng ngừa các rủi ro có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất là điều vô cùng quan trọng. Đặc biệt trong ngành sản xuất với sự đe dọa lây lan dịch tiềm ẩn, không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần và làm gián đoạn hoạt động trong nhà máy mà còn ảnh hưởng đến chính danh tiếng cho doanh nghiệp.

Một kế hoạch đánh giá và quản lý rủi ro ngay từ đầu là điều kiện quyết các doanh nghiệp nên cân nhắc trước tiên khi bắt đầu xây dựng nhà máy an toàn. Các phương án và kế hoạch nào sẽ triển khai để giảm thiểu thiệt hại do rủi ro một khi COVID-19 bùng phát trong nhà máy, ví dụ như:

  • Xác định hoạt động hoặc tình huống công việc nào có thể gây ra sự lây truyền COVID-19
  • Lên kế hoạch đối phó phòng khi lây lan dịch bệnh trong nhà máy (từ công nhân, nhà cung cấp, khách hàng,…)
  • Xác định các biện pháp kiểm soát cần thiết để giảm rủi ro phù hợp với yêu cầu của chính phủ, nhà nước, địa phương,…

Xem thêm: COVID-19 và bài toán quản lý rủi ro cho các doanh nghiệp

Triển khai mô hình “nhà máy an toàn”

Thực hiện nghiêm 5K

Bộ Y tế đã ra thông điệp 5K: “Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế”, kêu gọi mọi người cùng nhau thực hiện việc chung sống an toàn với dịch bệnh. Tất nhiên, ngành sản xuất không phải ngoại lệ, để thực hiện “nhà máy an toàn” thì trước tiên toàn bộ nhân viên và công nhân trong nhà máy phải thực hiện tốt thông điệp 5K.

Vệ sinh khử khuẩn

Để thực hiện “nhà máy an toàn” thì việc “Xây dựng quy trình vệ sinh, rửa tay và khử khuẩn” chính là yêu cầu bắt buộc mà bất cứ doanh nghiệp nào phải tuân theo khi mở cửa trở lại nhà máy. 

Trong một số ngành sản xuất sản phẩm đến tay người tiêu dùng thì các quy định về an toàn và vệ sinh được đưa ra để bảo vệ người tiêu dùng cũng như các quy định ‘Sức khỏe & an toàn tại nơi làm việc’ được đưa ra để bảo vệ người lao động. Các doanh nghiệp khi mở cửa trở lại cần bố trí vệ sinh và phun khử khuẩn nhà máy, đặt các máy rửa tay/khử trùng và yêu cầu nhân viên thực hiện nghiêm các yêu cầu về vệ sinh tay chân, đeo khẩu trang trong suốt quá trình tham gia hoạt động sản xuất.

Giãn cách tối thiểu 2m

Tiếp theo là việc duy trì giãn cách xã hội tối thiểu 2m ở bất cứ đâu có thể tại nơi làm việc. Điều này trong một số trường hợp sản xuất là cực kỳ khó đạt được, do nhiều công đoạn và quy trình đòi hỏi sự tham gia của nhiều nhân viên, do đó tiếp xúc gần là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, việc đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn và giữ khoảng cách vẫn là một biện pháp phòng dịch đơn giản và vẫn hiệu quả.

Trong trường hợp khác, doanh nghiệp hoàn toàn có thể cân nhắc việc áp dụng các giải pháp công nghệ hiện đại để hạn chế tiếp xúc gần giữa các công nhân, ví dụ như:

  • Thực hiện sản xuất tinh gọn (sản xuất Lean)
  • Chuyển đổi số, áp dụng tự động hóa trong nhà máy
  • Sử dụng một số phần mềm tránh tiếp xúc: FaceX, Telework,…

Nâng cao ý thức làm việc trong nhà máy an toàn

Ý thức, hành vi và sự tuân thủ có lẽ là điều quan trọng nhất nhưng khó duy trì nhất và một khi không kiểm soát tốt (nhân viên chủ quan, không tuân thủ) thì chắc chắn hậu quả để lại sẽ vô cùng nghiêm trọng.

Dù cho có thực hiện bao nhiêu kế hoạch hay đề ra bao nhiêu nguyên tắc, nhưng nếu ý thức của mọi người không cao thì sớm muộn sẽ có lỗ hổng và làm lây lan dịch bệnh. Có thể hiểu đơn giản, đôi khi các nhân viên vô tình quên các quy tắc hoặc chỉ đơn giản là chán nản với việc tuân theo các quy trình. Ngoài ra, mọi người có một nhận thức và đánh giá khác nhau về rủi ro. Vì vậy, việc duy trì ý thức an toàn về lâu dài là điều cực kỳ khó.

Thách thức là làm thế nào để truyền tải thông điệp, xây dựng sự tương tác và nâng cao ý thức cho toàn bộ nhân viên của công ty? Một buổi đối thoại, giáo dục hay đào tạo ý thức nhân viên là điều cần thiết khi doanh nghiệp muốn xây dựng một nhà máy an toàn. Trong một số trường hợp, để việc thực hiện nghiêm 5K trong nhà máy an toàn diễn ra thuận lợi, tổ chức có thể áp dụng các quy tắc bắt buộc và thực hiện các án phạt cho các hành vi không tuân thủ. 

Việc nâng cao ý thức nhân viên đôi khi còn có cả lợi ích truyền thông. Tất nhiên khách hàng chắc chắn sẽ lựa chọn thương hiệu đảm bảo sự an toàn không chỉ cho bản thân mà còn là cả cộng đồng. Ngoài ra, việc xây dựng mô hình nhà máy an toàn còn có thể tăng uy tín đối với các đối tác, nhà cung cấp,…

Không tuân theo các quy tắc và thủ tục không có gì mới, nó là một vấn đề quản lý hàng ngày. Điều đã thay đổi là việc không tuân theo các quy trình và quy tắc giờ đây đã gây ra những hậu quả khác nhau. Như đã đề cập ở phần đầu của bài viết này, việc phòng ngừa COVID-19 trong quá trình sản xuất là rất quan trọng để tránh các tác động có thể tàn phá đối với doanh nghiệp, vì vậy việc đảm bảo tuân thủ là quan trọng hơn bao giờ hết.

Xây dựng kế hoạch phục hồi

Khó có thể kỳ vọng đại dịch COVID-19 sẽ kết thúc hoàn toàn trong tương lai gần khi các biến chủng mới vẫn xuất hiện. Thay vào đó, các doanh nghiệp sản xuất nên tính đến phương án hoạt động trong “bình thường mới”. Do đó, một kế hoạch phục hồi nên được tính toán khi cơ bản đã giải quyết các vấn đề trước mắt, bao gồm cả tài chính và sản xuất. Khi phục hồi, doanh nghiệp cần quay lại với các công việc:

  • Củng cố đơn đặt hàng
  • Tái kết nối với nhà cung cấp
  • Mua sắm nguyên vật liệu
  • Tiếp nhận đơn hàng & khách hàng mới
  • Vận hành và phát triển

Các doanh nghiệp nên lập kế hoạch cho nhiều tình huống và thời điểm, khi chuyển từ ứng phó với khủng hoảng sang phục hồi sau đại dịch. Các doanh nghiệp cũng nên lập kế hoạch cho khả năng xảy ra nhiều đợt đại dịch hoặc các sự kiện tương tự, khi đã có kinh nghiệm đối phó từ trước. Hợp lý nhất là 2 kế hoạch trải đều, ví dụ, 12 tháng cho ứng phó và 12 tháng cho phục hồi.

Chuyển đổi số nhà máy

Một cách tiếp cận chủ động cũng sẽ là một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phục hồi cho doanh nghiệp. Về ngắn hạn, việc vẫn hạn chế và giãn cách phòng ngừa lây lan dịch có thể ngăn cản sự phục hồi 100% do thiếu nhân công, nguyên vật liệu, khách hàng,…Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số mô hình hoạt động kinh doanh và sản xuất. Thật ra việc chuyển đổi số là cực kỳ quan trọng trong thời đại 4.0 nhưng cũng chính đại dịch COVID-19 mới là chất xúc tác đẩy nhanh quá trình áp dụng các giải pháp công nghệ hiện đại này.

Việc áp dụng các giải pháp công nghệ hiện đại góp phần tự động hóa một phần (hoặc toàn bộ) các hoạt động trong nhà máy sản xuất, đặc biệt là mô hình nhà máy an toàn, qua đó gián tiếp hạn chế các tiếp xúc gần và bảo đảm an toàn trong hoạt động sản xuất mùa dịch. Tự động hóa vừa là giải pháp tạm thời vừa là giải pháp lâu dài, vừa giải được bài toán COVID-19 đặt ra và vừa là tiền đề cho quá trình hiện đại hóa doanh nghiệp trong tương lai.

nhà máy sản xuất an toàn
Xây dựng nhà máy an toàn hiệu quả chính là bước đi cần thiết cho doanh nghiệp trong kế hoạch phục hồi sau đại dich

Các giải pháp của VTI Solutions đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số

FaceX – giải pháp chấm công bằng công nghệ AI

FaceX là giải pháp quản lý chấm công nhận diện khuôn mặt thông minh của VTI Solutions. Bằng công nghệ nhận dạng khuôn mặt AI, FaceX sẽ thu thập, phân tích và quản lý dữ liệu khuôn mặt của con người.

FaceX chính là một sự lựa chọn tuyệt vời cho các doanh nghiệp sản xuất trong bối cảnh COVID-19 khi nó hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp từ các cách chấm công truyền thống, với các chức năng nổi bật như:

    • Nhận diện khuôn mặt với số lượng lớn lên đến 20,000 người
    • Đảm bảo an toàn ngay từ cổng vào với chấm công nhanh, không tiếp xúc và kiểm tra thân nhiệt trong khu vực sản xuất: kiểm soát khu vực ra vào, Cảnh báo thông minh: Cảnh báo những trường hợp truy cập trái phép; Cảnh báo người không đeo khẩu trang; Tích hợp với hệ thống camera an ninh để cảnh báo những trường hợp khẩn cấp kiểm tra và cảnh báo thân nhiệt, thông báo nếu đối tượng không đeo khẩu trang
    • Khả năng tích hợp và mở rộng tùy theo nhu cầu của từng doanh nghiệp

Không chỉ đảm bảo an toàn, việc nhà quản lý dễ dàng quản trị dữ liệu chấm công được tự động hóa, nhân sự chủ động theo dõi thời gian làm việc trên cùng một nền tảng FaceX đã góp phần xây dựng một môi trường làm việc minh bạch và thông minh cho các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số.

MES-X – giải pháp điều hành sản xuất toàn diện

Hệ thống điều hành sản xuất MES-X là một trong 5 module chính của giải pháp tổng thể hệ thống quản lý sản xuất MES do VTI Solutions phát triển, điều phối và đồng bộ hóa liền mạch tất cả các thực thể tham gia vào quá trình sản xuất

MES-X gồm 5 module chính tích hợp thành một bộ giải pháp toàn diện cho nhà máy: MEScore (hệ thống quản lý thực thi sản xuất), WMS-X (Hệ thống quản lý kho), QMS-X (Hệ thống quản lý chất lượng), MMS-X (Hệ thống bảo trì bảo dưỡng), Track & Trace (Giải pháp truy xuất nguồn gốc).

Là một giải pháp điều hành sản xuất toàn diện, MES-X của VTI Solutions chính là sự lựa chọn tối ưu cho các doanh nghiệp khi đóng vai trò quan trọng nền tảng cho việc áp dụng xây dựng nhà máy thông minh hoặc bắt đầu chuyển đổi số hoạt động sản xuất. Việc tự động hóa và tự thực hiện nhiều hoạt động và nhiệm vụ giúp doanh nghiệp vừa nâng cao hiệu quả sản xuất, vừa tối ưu nguồn nhân lực tốt hơn, rất hữu ích trong bối cảnh COVID-19 này. 

Không chỉ FaceX và MES-X,  rất nhiều các giải pháp công nghệ khác của VTI Solutions tự tin là sự lựa chọn tối ưu cho các doanh nghiệp đang muốn tự động hóa bộ máy sản xuất và phòng tránh các rủi ro có thể gặp phải không chỉ bởi đại dịch COVID-19. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận ngay sự thay đổi toàn diện cho nhà máy của bạn!

0/5 - (0 bình chọn)