VR và AR trong sản xuất - ứng dụng đa dạng hơn chúng ta nghĩ - VTI Solutions

VR và AR trong sản xuất – ứng dụng đa dạng hơn chúng ta nghĩ

vr ar trong sản xuất

Khi nói về công nghệ Thực tế ảo & tăng cường (VR và AR), hầu hết chúng ta sẽ nghĩ ngay đến các hình thức giải trí & điện tử với những trải nghiệm mới mẻ. Tuy vậy, sự thật là ứng dụng của VR & AR rất đa dạng và đang trở thành xu thế ở nhiều lĩnh vực, trong đó có cả các ngành công nghiệp sản xuất.

Thực tế ảo & tăng cường (VR và AR) – xu thế sản xuất mới

Thực tế ảo (VR) là công nghệ cho phép người dùng tương tác trong môi trường thực được mô phỏng bằng máy tính. Thực tế tăng cường (AR) là sự kết hợp của VR trong đó thực tế và môi trường mô phỏng bằng máy tính được hợp nhất, ví dụ như chúng ta đã thấy với Pokemon Go hoặc với ống kính trong Snapchat. Trong môi trường công nghiệp, AR được sử dụng theo cách tương tự để trình bày bản vẽ hoặc thông tin trạng thái của thiết bị mà đang được quay phim hoặc nhìn qua kính hoặc máy tính bảng/iPad.

Việc sử dụng công nghệ VR và AR cho phép cải thiện hành trình của khách hàng và góp phần nâng cao chất lượng cũng như tốc độ trong các quy trình làm việc thủ công.

Công nghệ này đã và đang được áp dụng rộng rãi trong một số ngành công nghiệp. Ví dụ: khách hàng tiềm năng đã có thể “thử nghiệm” các sản phẩm như ô tô, đồ nội thất và nhà cửa trước khi chúng được sản xuất. Ngoài ra, tiềm năng của VR & AR cũng được thể hiện trong việc xây dựng các chiến lược bảo trì bảo dưỡng thiết bị máy móc “ảo”.

Vai trò & ứng dụng của VR và AR trong sản xuất

Ngành sản xuất luôn nằm trong số những ngành đầu tiên áp dụng công nghệ mới, đặc biệt trong xu thế Công nghiệp 4.0, mọi doanh nghiệp sản xuất ngày nay đều đi đầu trong việc áp dụng các công nghệ kỹ thuật số như trí tuệ nhân tạo AI, Internet vạn vật, Bản sao kỹ thuật số Digital Twins và các công nghệ khác để nâng cao năng suất và giảm chi phí sản xuất.

Xem thêm: 05 công nghệ dự báo sẽ là xu thế của sản xuất thông minh 2023 

Một trong những xu thế công nghệ như vậy chính là VR & AR, khi đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất khác nhau, từ ngành công nghiệp ô tô, quốc phòng cho đến sản xuất linh kiện điện tử tinh vi,…Các thiết bị AR và VR ngày càng trở nên phổ biến, do đó chúng ta có thể kỳ vọng các công nghệ này có thể xuất hiện ở hầu hết các nhà máy sản xuất trong tương lai gần.

Hãy cùng điểm qua các ứng dụng nổi bật của VR & AR trong sản xuất:

Training nhân viên

Một trong những ứng dụng đầu tiên của AR trong ngành sản xuất là training & đào tạo nhân viên. Áp dụng xu thế tự động hóa đối với đào tạo nhân viên, các doanh nghiệp sản xuất đã bắt đầu sử dụng VR & AR trong việc training để hướng dẫn sử dụng thiết bị đúng cách cũng như mô phỏng các quy trình và giao thức.

Giải pháp này cũng đem đến những tác động tích cực đến an toàn tổng thể tại nơi làm việc và các buổi đào tạo tương tác cho thấy kết quả tốt hơn so với các phương pháp truyền thống.

Không những thế, các công nghệ thực tế ảo AR cũng có thể cung cấp cho nhân viên các hướng dẫn chi tiết, tài nguyên bổ sung, tài liệu và các thông tin cần thiết khác. Hơn nữa, một số tổ chức còn sử dụng AR để đào tạo kỹ thuật số ảo mà không cần phải sử dụng các máy móc đắt tiền. 

Đào tạo thực tế ảo tăng cường cho phép nhân viên cải thiện và phát triển kỹ năng theo thời gian, tuy vậy với nguồn dữ liệu có thể truy cập như các tài liệu, yêu cầu hướng dẫn,..VR & AR vẫn có thể được sử dụng bởi các nhân viên với đa dạng các mục đích khác nhau.

Bảo trì bảo dưỡng

Bảo trì bảo dưỡng là một nhiệm vụ thiết yếu của sản xuất, tuy nhiên đòi hỏi tổ chức cần có kế hoạch quản lý chính xác và kịp thời.

AR có thể giúp hợp lý hóa việc bảo trì bằng cách cung cấp cho kỹ thuật viên sổ tay hướng dẫn chi tiết trong khi thực hiện sửa chữa, do đó đảm bảo tối ưu hóa bảo trì thích hợp trong sản xuất và tránh các sai sót thủ công

Hơn nữa, khi được kết nối với ứng dụng trên điện thoại thông minh, kỹ thuật viên có thể tải các hướng dẫn sửa chữa khi họ thực hiện, đảm bảo rằng tất cả các sửa chữa được hoàn thành mà không có lỗi. Nhân viên cũng có thể truy cập tất cả các thông tin cần thiết về thiết bị mà họ đang làm việc, bao gồm ngày của dịch vụ cuối cùng, thời gian hoạt động, các sự cố tiềm ẩn, v.v. 

Do đó, các kỹ sư và kỹ thuật viên có thể hoàn thành việc bảo trì nhanh hơn nhiều, giảm thời gian ngừng hoạt động và giảm thiểu các chi phí liên quan, qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất cho nhà máy.

Thiết kế sản phẩm

Thiết kế sản phẩm theo truyền thống là một quá trình tốn thời gian và phức tạp. Chỉ cần 01 sai sót trong quy trình này cũng có thể khiến các sản phẩm không đáp ứng yêu cầu và gây ra lãng phí. Theo truyền thống, thiết kế sản phẩm liên quan đến nhiều bên sửa đổi thiết kế nhiều lần cho đến khi sản phẩm cuối cùng được chọn. Khi AR được áp dụng vào lĩnh vực này, nó sẽ giúp giảm thời gian thiết kế sản phẩm bằng cách cải thiện giao tiếp giữa các bộ phận.

Ví dụ: trưởng dự án và giám đốc điều hành doanh nghiệp sản xuất có thể theo dõi toàn bộ quy trình thiết kế sản phẩm trong thời gian thực. Điều đó cho phép họ cung cấp phản hồi ngay lập tức để tăng tốc quá trình. 

Nhóm sản xuất có thể bắt đầu làm việc với dự án ngay lập tức và khách hàng có thể xem sản phẩm cuối cùng trước khi quá trình sản xuất bắt đầu. Theo một số nghiên cứu, việc tạo một mô hình ảo của quy trình sản xuất sản phẩm có thể tăng gấp 4 lần tốc độ thiết kế và phân phối sản phẩm.

Lắp ráp sản phẩm

Sau giai đoạn thiết kế thì ứng dụng tiếp theo của VR & AR chính là lắp ráp sản phẩm. Nhiều sản phẩm được lắp ráp bằng hàng nghìn bộ phận khác nhau, do đó cần có sự kết nố đồng bội giữa bên hậu cần, bên sản xuất và cả phân phối. AR có thể giúp mọi thứ trở nên đơn giản hơn bằng cách cung cấp cho các kỹ thuật viên hướng dẫn lắp ráp chi tiết để họ làm theo.

Sản xuất máy bay chính là một trong những ngành áp dụng rộng rãi AR. Ví dụ, các kỹ thuật viên của Boeing phải lắp ráp hơn 200km hệ thống dây điện cho một chuyên cơ vận tải 747-8. Họ sử dụng kính AR để đảm bảo rằng quá trình lắp ráp được thực hiện chính xác , ngoài ra, nhân viên cũng có thể dùng khẩu lệnh để xác định vị trí các bộ phận bất cứ lúc nào. 

Kết quả là công ty đã giảm 25% thời gian lắp ráp và giảm số lượng lỗi xuống gần như bằng không. Cách tiếp cận tương tự có thể được áp dụng cho bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào, mang lại những lợi ích như nhau.

Cải thiện hậu cần

Hậu cần và vận chuyển sản phẩm có thể là một vấn đề lớn đối với một doanh nghiệp sản xuất quốc tế, đặc biệt khi đề cập đến việc một số bộ phận sản phẩm được sản xuất tại các nhà máy ở các quốc gia khác nhau trên toàn thế giới. Theo dõi nhiều bộ phận, nhà máy và tài sản vật chất có thể phức tạp và tốn thời gian. 

Ngay cả khi chỉ quản lý đơn đặt hàng, nhân viên làm việc trong kho phải kiểm tra mọi đơn hàng, xác định vị trí sản phẩm trong kho, scan, cung cấp báo cáo, chuyển chúng đến bến tàu và ký vào đơn đặt hàng. 

Do đó có thể tưởng tượng ra việc sẽ có nguy cơ xảy ra sai sót làm giảm hiệu quả và dẫn đến thời gian vận chuyển lâu hơn. AR có thể giúp hợp lý hóa toàn bộ quy trình hậu cần bằng cách cho phép người quản lý theo dõi mọi sản phẩm trong thời gian thực. 

Hơn nữa, họ có thể truy cập tất cả thông tin sản phẩm và đảm bảo rằng sản phẩm được đóng gói và vận chuyển đúng hạn, đạt yêu cầu của các bên liên quan.

Hỗ trợ khách hàng chuyên nghiệp

AR cung cấp nhiều ứng dụng hơn là chỉ cung cấp hướng dẫn lắp ráp máy trên màn hình. Nó cũng có thể cải thiện các quy trình dịch vụ chăm sóc khách hàng hiện tại và tăng sự hài lòng của khách hàng tiêm năng. Ví dụ: các nhà sản xuất có thể tạo ứng dụng AR để khách hàng của họ hiểu rõ hơn về hình thức và hoạt động của sản phẩm. 

Khách hàng có thể tải xuống ứng dụng và sử dụng tính năng AR để khám phá khía cạnh trực quan của sản phẩm và xem nó sẽ trông như thế nào sau khi giao hàng. Các đại lý dịch vụ trực tiếp cũng có thể sử dụng AR để xác định các vấn đề về sản phẩm từ xa. Đây chỉ là một số lĩnh vực mà AR có thể giúp cải thiện trải nghiệm tổng thể của khách hàng.

VR và AR trong sản xuất
VR & AR đều là những công nghệ mới áp dụng vào sản xuất nhưng đã có những ứng dụng đa dạng và hiện đại

Kết luận

Mặc dù vẫn chỉ vẫn đang ở giai đoạn đầu, AR vẫn chứng minh là một công nghệ tiềm năng và hứa hẹn mang đến nhiều giá trị cho ngành sản xuất. Các nhà sản xuất nổi tiếng nhất trên thế giới đã đầu tư hàng tỷ đô la vào phát triển AR, vì vậy chúng ta có quyền hy vọng sẽ thấy nhiều ứng dụng mới và thú vị hơn cho nó trong tương lai.

0/5 - (0 bình chọn)